Nếu bạn đã đọc qua bài viết tầm quan trọng của tư duy phản biện thì bạn cũng đã hiểu lý do vì sao kỹ năng này là cần thiết trong xã hội 4.0 ngày nay rồi.
Nhưng bạn cũng cần những ví dụ về tư duy phản biện để giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng của nó trong việc lựa chọn thông tin, phân tích thông tin và giải quyết vấn đề.
Ví dụ về tư duy phản biện trong công việc
Chúng ta hãy cùng nhau xem qua 2 trường hợp này nhé.
Trường hợp 1:
- Hắc Vô Diện: Này ông, gần đây khởi nghiệp hot quá, tui cũng muốn khởi nghiệp đó ông.
- Bạch Vô Diện: Tại sao ông muốn khởi nghiệp ?
- HVD: Tui thấy khởi nghiệp dễ lắm ông, họ không cần học hành gì cả mà vẫn khởi nghiệp thành công á.
- HVD: Nhưng mà… Tui vẫn thấy lo lo làm sao đó ông. Nói chung là tui thấy công việc của mình vẫn đang tốt, mỗi tội sếp Diêm Vương cứ hay đòi hỏi nhiều yêu cầu trên trời dưới đất không hà. Chạy theo yêu cầu của sếp nhiều khi mệt thiệt mà không dám nói.
- BVD: Nóc nhà của ông, tôi thấy cũng vậy thôi.
- HVD: Thì bởi vậy, ở nhà thì có vợ, đi làm thì có sếp Diêm Vương.
- HVD: Nghề của tụi mình hay thì cũng hay đấy, nhưng mỗi tội là bị cấm uống bia, rượu.
- HVD: Mà cũng phải thôi ông nhỉ, nếu lỡ nhìn nhầm người và bắt nhằm thì toang cả làng ông hén.
- BVD: Ủa này, thật ra là ông đang muốn nói với tôi chuyện gì vậy?
- HVD: Tôi muốn khởi nghiệp quán ăn chay đó ông.
- BVD: 3 dấu chấm hỏi ???
Trường hợp 2:
- Hắc Vô Diện: Này ông Bạch, tui không có kiến thức và cũng không có kinh nghiệm kinh doanh, nhưng mà tui muốn khởi nghiệp.
- HVD: Ông thấy có được không?
- Bạch Vô Diện: Được đó ông Hắc. Nhưng mà ông muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực nào?
- HVD: Tui định mở quán bán cà phê đó ông Bạch.
- BVD: Ông có ý tưởng gì khác lạ so với những quán cà phê nằm khắp các con đường ngỏ hẻm ở Sài Gòn này không, ông Hắc?
- HVD: Tui cũng mới có suy nghĩ thôi hà.
- BVD: Thế ông nghĩ như thế nào?
- HVD: Tui đang nghĩ sẽ mở một quán bán cà phê hay một quán nước nào đó, hay là bán kem cũng được?
- BVD: Ok, vậy nếu ông bán cà phê đi, thì ở Sài Gòn này, đã có bao nhiêu quán cà phê rồi, và có bao nhiêu loại hình bán cà phê?
- HVD: Tui cũng đang nghiên cứu ông à. Ông gợi ý cho tôi xem.
- BVD: Đây nè, ông dự định quán cà phê của mình sẽ như thế nào? Unique Selling Point (Lợi điểm bán hàng độc nhất) của quán ông với các quán khác là gì?
- HVD: Uhm… Tui cũng chưa nghĩ đến nữa ông.
- BVD: Thế thì ông đã ghé qua bao nhiêu quán nước bán cà phê ở Xì Phố này rồi.
- HVD: Tui cũng đi được kha khá chừng chục quán rồi.
- BVD: Theo ông có đủ chưa ?
- HVD: Chục quán là nhiều rồi đó ông.
- BVD: Này ông ơi, nếu ông muốn khởi nghiệp thì ông phải ghé thăm ít nhất cả trăm quán cà phê. Ở cái Sài Gòn này, tôi nghĩ chắc cũng hơn cả ngàn quán rồi đó nha.
- BVD: Ông đi có chục quán thôi, thì như cóc bỏ dĩa ấy.
- BVD: Ngoài ra, ông cũng phải trả lời cho được những câu hỏi cơ bản này nữa?
- BVH: Khách hàng của ông là ai, tại sao ông lại muốn mở quán cà phê mà không phải là quán trà sữa, không phải là quán sinh tố. Quán cà phê của ông là quán nước bên đường hay là quán có concept, quán nằm ở trung tâm hay ở các vùng ven…
- BVD: Và còn nhiều câu hỏi khác nữa nha ông.
Bạn có thấy chuyện gì đã xảy ra trong 2 trường hợp trên không?
À, đây nhé…
Trường hợp 1 cho thấy suy nghĩ của Hắc Vô Diện không rõ ràng, lúc đầu nói chuyện khởi nghiệp, sau đó lại nói qua chuyện của nóc nhà ?!?
Còn trong trường hợp 2 thì Hắc Vô Diện đã được nâng cấp tư duy, nên câu chuyện được tập trung hơn về chủ đề chính, nhưng mà vẫn chưa có chiều sâu.
Và rèn luyện Tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta vừa có suy nghĩ rõ ràng, vừa có chiều sâu.
Ví dụ về dùng tư duy phản biện để xác định thông tin giả trên internet
Một KOL và một con voi bị chết trên Facebook
Trên Facebook, một người bạn chia sẻ tấm hình về một KOL đứng bên trên một con voi đã bị chết với status giật gân…
Con voi đã bị giết bởi KOL nọ.
Không dễ bị lừa, là một người đã có rèn luyện tư duy phản biện, ngây lập tức bạn sẽ đặt ra những câu hỏi quan trọng sau:
- Khi nhìn tấm hình này, tôi có đang bị chi phối cảm cảm xúc của đám đông hay không?
- Tấm hình này có bị cắt ghép hay không?
- Có ai đó muốn lan truyền tin xấu về KOL này không?
- Người bạn đó có thường xuyên đăng những tin giật gân chưa qua kiểm chứng không?
Sau đó, chỉ cần vài thao tác tìm kiếm nhanh thông tin trên Google, bạn đã biết tấm hình này được cắt ghép để lăng mạ vị KOL kia.
Là một người có tư duy phản biện, bạn đã không bị người khác dẫn dắt.
Tin nhắn lạ từ một người bạn
Buổi sáng sớm, bạn mở messenger ra và nhìn thấy inbox từ người bạn đã lâu không gặp.
Trong tin nhắn, người bạn đó nói là họ đi du lịch ở Thái Lan và gặp chút rắc rối pháp lý ở đó.
Chính quyền địa phương đã giam giữ cô ấy. Nếu cô ấy không đủ tiền nộp phạt thì cô ấy sẽ bị bắt giam 1 tháng.
Do đó, cô ấy đã gửi tin nhắn nhờ bạn chuyển giúp một khoản tiền đến tài khoản của nhà chức trách bên Thái Lan.
Một lần nữa, bạn là người có tư duy phản biện, ngây lập tức bạn sẽ đặt câu hỏi:
- Cô ấy có thực sự đang ở Thài Lan không?
- Bạn có thể gọi trực tiếp với cô ấy hoặc gia đình cô ấy không?
- Đây có phải là phong cách inbox của cô ấy không? Khi bạn phân tích, bạn thấy có rất nhiều nghi vấn.
- Tài khoản ngân hàng này của cá nhân hay của tổ chức an ninh bên Thái Lan?
Bằng việc phân tích đơn giản và kiểm tra thông tin. Bạn biết đây là trò lừa đảo mạo danh của hacker.
Sau đó, bạn còn biết thêm là tài khoản messenger của cô ấy đã bị hack.
Và tư duy phản biện đã giúp bạn tránh được một cú lừa.
Áp dụng tư duy phản biện trong học tập
Khi bắt đầu học một môn học nào đó, chúng mình nên bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi cho môn học đó.
Học ngoại ngữ, học Marketing, học viết, học giao tiếp, học toán, học văn, học kế toán, học CNTT… vân vân…
Không chỉ đối với môn học, mà bạn cũng có thể áp dụng cho việc đọc sách nữa.
Mình gợi ý một danh sách cơ bản để bắt đầu:
- Học để làm gì?
- Mong muốn gì từ lớp học này?
- Học như thế nào?
- Học ở đâu?
- Học lúc nào?
Các bạn hãy vận dụng linh hoạt cho tình huống trong việc học của mình nhé.
Khi trả lời xong các câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra được mục tiêu của việc học và sẽ khám phá ra những điều tìm ẩn thú vị đằng sau những đáp án đó.
Mình sẽ ví dụ trả lời cho các bạn để thấy điều kỳ diệu nhé.
Học tư duy để để làm gì? Mong muốn gì từ môn học này?
Trả lời: Học để có thêm kiến thức và muốn áp dụng những gì học được vào trong cuộc sống.
Học như thế nào? Học ở đâu? Học lúc nào?
Trả lời: Học trực tiếp cùng với thầy / cô, bạn bè ở trên lớp từ 8h00 – 10h00.
Có phải học từ thứ 2 đến Chủ Nhật không?
Trả lời: Học vào sáng thứ 2,4,6.
Vậy các ngày 3,5,7 không học hả?
Trả lời: Không có đăng ký học các ngày đó.
Vậy có phải khi ra ngoài lớp học thì mình không còn học nữa, đúng không ???
Lúc này bạn đã thấy rõ ràng về mục đích chưa, đã thấy thú vị chưa… kkk
Trong quá trình học, bạn hãy đặt ra những câu hỏi để làm rõ các thông tin mà mình cảm thấy mơ hồ.
Thông thường đó là những định nghĩa và khái niệm mới mà bạn chưa từng gặp qua.
Bạn cũng có thể đặt những câu hỏi mang tính phân tích và cảm nhận.
Ví dụ 1: Mình cảm thấy thông tin này rất hay, tại sao tác giả lại viết như vậy?
Ví dụ 2: Đoạn này nói như vậy, tại sao không phải nói như cách kia?
Bạn có thể chia sổ ghi chép của mình ra thành 2 cột. Bên trái là thông tin mình cần làm rõ, bên phải là ý kiến cá nhân hay câu hỏi mà mình vừa nghĩ ra khi đọc.
Sau đó, bạn hãy viết lại những câu trả lời này, rồi diễn đạt lại theo cách hiểu của bản thân.
Ví dụ: Đối với công ty, Marketing là dùng để quảng cáo và bán hàng. Vậy đối với khách hàng mà không biết gì về Marketing thì sao? Marketing giúp họ điều gì?
Bạn thấy đó, học như trên sẽ rất hay và đương nhiên cũng hơi bị mất thời gian, nhưng chỉ thời gian đầu thôi, kiên trì áp dụng cách này thì chúng mình sẽ rút ngắn lại được thời gian.
Cách học này sẽ vô cùng hiệu quả và rất sướng. Vì học đến đâu thì chúng mình sẽ hiểu sâu hơn về cái đang học và kỹ năng tư duy cũng được cải thiện đáng kể.
Khi chúng ta có hiểu biết nhiều về môn học đó, thì chúng ta tự nhiên phát sinh tình yêu với môn học đó.
Ví dụ về tư duy phản biện áp dụng trong cuộc sống
Hắc Vô Diện và Bạch Vô Duyên gặp nhau tại quán trà sữa quen thuộc trong một buổi chiều sương khói mờ nhân ảnh.
- Hắc Vô Diện: Sau 2 năm chia cách vì Covid, bạn gái của em trai tôi sắp bay từ Mỹ về Việt Nam thăm nó rồi ông. Nhưng mà thế này, thằng em tôi, nó gom hết vốn liếng để mua vé máy bay cho bạn gái nó bay về đây đó ông.
- Bạch Vô Diện: Ừ, thằng Thành ông chu đáo quá ông nhỉ.
- HVD: Nhưng mà tôi cảm thấy nó đang bị bạn gái lợi dụng. Vé khứ hồi hơn 1.000$ chứ có ít ỏi gì đâu ông.
- BVD: Do thằng Thành mua tặng con bé hay con bé đòi như thế.
- HVD: Thằng Thành mua tặng.
- BVD: Vậy thì có gì đâu ông Hắc.
- HVD: Ừ, nhưng tôi thấy nó sao sao đó ông.
- BVD: Thế ông có nghĩ, nếu con Sương tặng cho em trai ông món quà 1.000$ thì sao?
- HVD: Ừ, thì chứng tỏ là con Sương tin tưởng nó.
- BVD: Thế không phải thằng Thành lợi dụng con Sương à.
- HVD: Ừ, như thế thì không ông ơi.
- BVD: Vậy bây giờ, gia đình con Sương biết nó lấy tiền thằng Thành mua vé may bay qua đây thì sao? Gia đình nó sẽ nhìn thế nào? Ông phải nhìn khách quan lên, đặt mình vào vị trí của người khác chứ. Đúng không?
- HVD: Thì hồi đó giờ, tôi quen suy nghĩ như vậy rồi.
Thêm vài ví dụ về tư duy phản biện được áp dụng trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau nữa:
- Huấn luуện ᴠiên bóng đá bàn luận trong giờ nghỉ giải lao ᴠề chiến thuật mới để tấn công ᴠào điểm уếu của đội bạn trong hiệp hai.
- Chủ doanh nghiệp tính toán trước những hậu quả kinh tế ᴠà con người có thể хảу ra khi tìm cách gia tăng doanh ѕố bán hàng hoặc cắt giảm chi phí.
- Quân đội ᴠạch ra kế hoạch chiến thuật trước khi tham chiến.
- Thầу giáo ѕử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để hướng dẫn học ѕinh nắm được kiến thức mới.
- Các nhà khoa học cùng hợp tác trong một thí nghiệm phức tạp để thu thập ᴠà phân tích dữ liệu.
- Một nhà ᴠăn ѕắp хếp các ý tưởng cho tình tiết của câu chuуện, хem хét các động cơ ᴠà tính cách phức tạp của các nhân ᴠật.
- Cấp quản lý cố gắng giải quуết tranh chấp – bằng cách trình bàу các lựa chọn thaу thế, đảm bảo công bằng cho tất cả các bên liên quan.ᴠ.ᴠ…
- Là một trưởng nhóm, trách nhiệm của bạn là gắng kết mọi người cùng làm việc với nhau để đưa ra giải pháp cho công việc và bạn phải có khả năng phân tích những ý kiến khác nhau của các thành viên.
Ví dụng tư duy phản biện trong lớp học
Thầy Thành cho sinh viên của mình xem một mẫu quảng cáo nước ngọt.
Thầy khuyến khích các em dùng tư duy phản biện để đánh giá tác động của mẫu quảng cáo đối với người tiêu dùng.
- Quảng cáo này nói gì? Nó có ngụ ý gì?
- Lợi ích của nước uống có gas có đúng như lời của quảng cáo không?
- Nó ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của người tiêu dùng.
- Đâu là mục đích chính của mẫu quảng cáo này?
Khi trả lời những câu hỏi này, sinh viên đã sử dụng tư duy phản biện trong vai trò của người tiêu dùng. Dựa vào câu trả lời, sinh viên có thể gợi ý chiến lược content phù hợp với khách hàng.
Kết
Như vậy là thông qua những ví dụ về tư duy phản biện phía trên, mình hy vọng là bạn đã hiểu thêm về kỹ năng suy nghĩ này.
Rõ ràng tư duy phản biện có thể áp dụng rất sâu và rộng trong mọi mặt cuộc sống của chúng ta.
Mình cũng tin là bạn đã có thêm cảm hứng để phát triển kỹ năng này cho chính bản thân mình rồi, đúng không?
Leave a Reply